Hiệu quả từ Mô hình nuôi ngan ở Yên Hòa

Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, trọng lượng xuất chuống đạt 4 kg/con, giá bán 80.000 đ/kg, tổng thu 205.200.000 đồng, tổng chi phí 102.810.000 đồng, lãi thu được 79.590.000 đồng.

Anh-tin-bai

Ngày 18/10/2024 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với UBND xã Yên Hòa tổ chức hội thảo mô hình chia sẻ về kỷ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi và hiệu quả mô hình. 

Yên Hòa là xã vùng trong của huyện Tương Dương, có tổng diện tích tự nhiên hơn 12.791,16 ha, trong đó đất chưa sử dụng 11,18 ha, tổng đàn gia cầm 32.175 con, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như nuôi Ngan Pháp. Đồng thời huyện có nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế trong quản lý sản xuất nông nghiệp nhất là thực hiện ba chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021- 2025 ưu tiên phát triển chăn nuôi nên số lượng gia cầm ngày càng tăng. Song chăn nuôi gia cầm của bà con đang nuôi theo tập quán thả rông, không tiêm phòng bằng vac xin, không quản lý được dịch bệnh nên tỷ lệ sống, tỷ lệ đồng đều không cao, chưa biết phối trộn các nguồn thức ăn nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho vật nuôi nhất là vào mùa nắng nóng và mùa mưa.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó năm 2024 Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tương Dương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An triển khai xây dựng mô hình “ Chăn nuôi Ngan pháp thương phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số” tại bản Xiêng Líp xã Yên Hòa với quy mô 600 con, có 10 hộ tham gia. Sau khi họp dân chọn hộ tham gia mô hình các hộ được tập huấn về kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại, có hố xử lý phân, rác thải, cách sử dụng chế phẩm sinh học… đến khâu vệ sinh phòng bệnh.

Anh-tin-bai

Mô hình tại hộ Vi Thị Hằng, bản Xiềng Líp xã Yên Hòa

Ông Lô Văn Chành, bản Xiêng Líp xã Yên Hòa cho biết “Giai đoạn đầu mới cấp con giống, chăm sóc các hộ còn bỡ ngỡ trong quá trình nuôi, cùng lúc đó gặp thời tiết bất lợi nắng nóng, mưa bão thường xuyên, nên phần nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn ngan. Tuy nhiên, quá trình nuôi các hộ đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như: thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, phun dung dịch hóa chất sát trùng theo định kỳ 3-4 lần/ tháng; Công tác phòng bệnh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh cho ngan. Vì vậy, trong quá trình nuôi, đến thời điểm xuất chuồng ngan không bị nhiễm các bệnh nguy hiểm” 

Nhờ được sự quan tâm hưỡng dẫn chỉ đạo kỹ thuật và theo dõi sâu sát mô hình của cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cùng các hộ dân đã chăm sóc nuôi dưỡng đàn ngan sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm bệnh hơn so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Sau 4 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, trọng lượng xuất chuống đạt 4 kg/con, giá bán 80.000 đ/kg, tổng thu 205.200.000 đồng, tổng chi phí 102.810.000 đồng, lãi thu được 79.590.000 đồng.

Anh-tin-bai

Từ hiệu quả của mô hình chúng ta thấy đây là mô hình hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi cho các hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, giúp các hộ dân có kiến thức về chăn nuôi gia cầm, tiếp cận KHKT mới, con giống mới, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm nâng cao số lượng đàn, năng suất và chất lượng sản phẩm thịt, đa dạng hóa đối tượng vật nuôi trên địa bàn xã, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân. Đồng thời thông qua mô hình sẽ tạo tác động làm thay đổi dần tập quán chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ của người dân sang chăn nuôi quy mô lớn có ứng dụng KHKT hạn chế tối đa dịch bệnh, rút ngắn thời gian nuôi dưỡng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Mô hình sẽ góp phần cho chính quyền địa phương trong việc định hướng tổ chức chăn nuôi nông hộ và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.


Nguyễn Thị Bình (Giám đốc Trung tâm DVNN)

Nguyễn Bình
image
Tin tức
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement