Cuộc sống tự lập của nhưng đứa trẻ ‘đi tìm con chữ’

Mong muốn được đến trường để được học con chữ như bao bạn bè cùng trang lứa, những em nhỏ ở các bản của xã Lượng Minh dù mới 8 tuổi đã phải xa bố mẹ, sống tự lập, tự chăm sóc bản thân trong những ngày học tại trường.

Anh-tin-bai

Trường PTDT bán trú Tiểu học Lượng Minh có 525 học sinh, nhưng có tới 299 học sinh ở bán trú. Đây là nơi theo học của con em đồng bào các dân tộc: Thái, Khơ Mú, Ơ Đu. Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Với quy mô trường lớp của cấp tiểu học như hiện nay thì việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí đủ giáo viên dạy Ngoại ngữ, Tin học ở tất cả các điểm trường là không thể thực hiện được, nhất là tại các điểm trường lẻ. Do đó, Trường PTDT bán trú Tiểu học Lượng Minh tổ chức gom học sinh vào các điểm trường chính để triển khai học bán trú; học sinh sẽ ăn, ngủ luôn ở trường. Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Nhà cách trường 5-6 km, thậm chí là hơn 20 km, đường đi vô cùng khó khăn, vất vả. Vì thế, học sinh ở các bản như Cà Moong, Xốp Cháo, Xốp Mạt, Minh Phương... mới 8-10 tuổi đã xa nhà để đi tìm con chữ. Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Thầy Lương Văn Mày - giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học Lượng Minh chia sẻ: "Các em học sinh mới lên 8-9 nhưng đã phải xa nhà, xa bố mẹ nên không thể tránh được việc nhớ nhà, nên mỗi lúc rảnh rỗi chúng tôi thường xuyên gần gũi động viên học sinh, giúp các em vơi đi nỗi nhớ nhà để chuyên tâm học tập tốt". Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Giáo viên chăm bẵm học sinh như con em của mình. Để đảm bảo chất dinh dưỡng và giúp cho học sinh có bữa ăn ngon, các thầy cô chú ý thay đổi các món chính trong suất cơm, hôm thì thịt, hôm thì cá, trứng... Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Nhà ở bản Xốp Cháo, xã Lượng Minh, là một trong những bản khó khăn và biệt lập nhất xã Lượng Minh, để đến trường em Hắp Văn Khánh phải đi bộ ra bên thuyền rồi xuôi xuống bến thượng lưu (chân đập thủy điện Bản Vẽ) rồi tiếp tục di chuyển bằng xe máy gần 1 giờ đồng hồ nữa mới đến được trường. Khánh cho biết: “Vì nhà em ở xa trường nên em phải ở lại ký túc, ở trường chúng em được học chữ, được thầy, cô nấu cho các món ăn rất ngon”. Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Ăn cơm xong, những đứa trẻ mang theo khay cơm của mình ra bể nước xếp hàng chờ đến lượt rửa, rửa xong cất đặt gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định. Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Cất đặt ngăn nắp, gọn gàng đúng nơi quy định. Ảnh: Đình Tuân

Anh-tin-bai

Sau mỗi giờ học các em tự tạo ra cho mình những trò chơi, để xua tan đi nỗi nhớ nhà. Ảnh: Đình Tuân.

Anh-tin-bai

Tuy phải sống xa bố mẹ nhưng các em vẫn quyết tâm đến trường mang theo nhiều ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi sáng hơn. Ảnh: Đình Tuân.

Đình Tuân

Đình Tuân
image
Tin tức
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement