Không chọn bám theo những mô hình cũ kém hiệu quả, gia đình chị chị Lô Thị Tâm, ở bản Mác, xã Tương Dương, đã mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi, khai thác lợi thế đất đồi và nguồn nước tự nhiên để phát triển mô hình nuôi gà thả đồi, ngan suối. Sau 5 năm, mô hình không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình chị mà còn trở thành một điển hình sản xuất giỏi.
Nằm khuất sau những triền đồi
xanh rì, cách trung tâm bản Mác, xã Tương Dương khoảng 3km, mô hình chăn nuôi
gà thả đồi và ngan suối của gia đình chị Lô Thị Tâm nay đã trở nên quen thuộc với
nhiều người dân trong vùng. Chuồng trại không kiên cố bề thế, không máy móc hiện
đại, nhưng mỗi năm, gia đình chị vẫn đều đặn xuất bán khoảng 4 lứa gà ngan, thu
về khoảng gần100 triệu đồng tiền lãi, một
con số rất đáng ghi nhận ở vùng núi cao còn nhiều khó khăn.
Tổng đàn của gia đình chị luôn duy trì khoảng 200
con gà và không dưới 200 con ngan
Theo như chị Tâm cho biết, trước
đây, cũng như nhiều hộ khác trong bản, gia đình chị cũng từng chăn nuôi lợn và
trồng ngô, sắn trên nương rẫy. Thế nhưng, đất đồi bạc màu, khí hậu khắc nghiệt,
dịch bệnh liên miên khiến lứa lợn nào nuôi cũng thua lỗ, nương rẫy thì trông chờ
vào trời.
Bước ngoặt đến vào năm 2020, khi
chị quyết định thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nhận thấy gia đình có một khu đất
đồi gần khe suối, vốn bỏ hoang nhiều năm, chị Tâm mạnh dạn chuyển hướng sang
nuôi gà thả đồi và thả ngan theo nguồn nước chảy tự nhiên.
Ngan có trọng lượng mỗi con từ 3-4kg
Không đầu tư ồ ạt, chị bắt đầu bằng
việc nuôi thử 50 con gà và 50 con ngan, vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm. Gà được
thả đồi tự nhiên, ăn rau, cây chuối, ngô hạt và lúa xay sẵn từ gia đình. Ngan
được thả dưới suối, ăn cỏ, rau.
“Gia đình tôi, không dùng cám
tăng trọng, không ép lớn nhanh. Cứ thả rông, chăm kỹ, phòng bệnh đúng cách là
gà ngan lớn khỏe, thịt thơm ngon”. Chị Lô Thị Tâm chia sẻ.
Đến nay, sau 5 năm, tổng đàn của
gia đình chị luôn duy trì khoảng 200 con gà và không dưới 200 con ngan. Mỗi năm xuất
bán khoảng 4 lứa.
Điều đáng nói là mô hình của chị Tâm
không cần đầu ra quá phức tạp. Gần như khách vào tận chuồng, đến tận nhà hỏi
mua, nhiều khi không có để bán vì thịt gà ngan được nuôi theo hình thức chăn thả
và ăn thức ăn sẵn có tại địa phương, thịt chắt và thon ngon nên đươc mọi người
ưu chuộng
Không chỉ nuôi gà, ngan, chị còn
trồng thêm rau, bí, mướp, bầu… để tận dụng đất trống và bán thêm ngoài chợ bản.
Dù lời lãi không lớn, nhưng cũng giúp gia đình đủ chi tiêu hằng ngày, không còn
phụ thuộc vào một nguồn thu duy nhất.
Ngan tự kiếm ăn bên khe suối
Ông Lương Nhấm Tuất, Bí thư Chi bổ
bản Mác, xã Tương Dương cho biết: “Trường hợp của chị Tâm là mô hình sản xuất
hiệu quả, mang tính tự phát nhưng phù hợp với điều kiện vùng núi. Việc sử dụng
đất đồi, khe suối và nuôi thả tự nhiên là hướng đi bền vững, giảm chi phí đầu
tư mà vẫn tạo thu nhập khá. Chi bộ, BQL bản đang khuyến khích bà con học tập mô
hình này”.
Đình Tuân