Công điện nêu rõ, theo báo
cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An hiện nay bệnh Dịch tả lợn Châu
Phi đã xuất hiện tại 16 huyện thành thị, một số địa phương có nhiều ổ dịch như huyện Anh Sơn, Đô Lương, Yên Thành… tại huyện Tương Dương
bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang xuất hiện tại 5 xã (Nga My, Yên Na, Yên Tĩnh, Lưu Kiền, Xá Lượng) đến nay vẫn chưa được
kiểm soát.
Trước
diến biến tình hình Dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan phức tạp,
khó kiểm soát và khó lường trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện nhà nói riêng;
UBND huyện yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành liên quan tập trung chỉ đạo, triển
khai nghiêm túc các nội dung tại Quyết định số 313/QĐ-UBND, ngày
27/3/2019 của UBND huyện Tương Dương, Ban hành Kịch bản ứng phó khẩn cấp với
bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện
Tương Dương và Thông báo số 186/TB-UBND ngày 31/10/2024 Thông báo
kết luận của Chủ tịch UBND huyện Đinh Hồng Vinh tại cuộc họp trực tuyến đánh
giá tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu phi và các văn bản chỉ đạo đã ban hành,
đồng thời tiếp tục tập trung những nội dung sau:
1. UBND các xã, thị trấn
Đối với xã
vùng dịch, vùng uy hiếp
- Tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống
chính trị thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp cấp bách để bao vây, khống
chế dịch.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo chống Dịch tả lợn Châu phi triển
khai kịp thời các giải pháp cấp bách để bao vây, khống chế, dập dịch có hiệu
quả. Thành lập các tổ phản ứng nhanh
theo kịch bản đã
ban hành, lưu ý tổ tiêu hủy thực hiện tiêu hủy lợn
bị bệnh đúng theo qui định, giám sát và canh gác hố chôn ít nhất 48 giờ từ thời
điểm chôn lấp, Xử lý kịp thời các sự cố sạt lún, rò rỉ, bốc mùi tại hố chôn.
- Việc tiêu huỷ lợn bị bệnh đảm bảo đẩy đủ các
ảnh chụp về cân trọng lượng, ảnh chôn lấp có số lượng lợn, ảnh chụp cả trước và
sau khi chôn lấp để minh chứng khi
kiểm tra và phúc tra.
Tiêu độc khử trùng khu vực chăn
nuôi, tuyến đường vận chuyển lợn đi tiêu huỷ, hố chôn lấp, các trục đường ra
vào nơi dân cư, nơi công cộng... trên
địa bàn toàn xã bằng hóa chất và vôi bột.
- Thiết lập các chốt, thảm khử trùng và biển
báo. Tiêu độc khử trùng các phương tiện giao thông đi qua chốt. Tạm đình chỉ
hoạt động giết mổ, kinh doanh buôn bán vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn trên
địa bàn toàn xã. Tăng cường hoạt động tổ tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý
các trường hợp vi phạm.
- Tuyên truyền các nội dung hướng dẫn về phòng
chống dịch, trách nhiệm người chăn nuôi về quản lý đàn và khai báo dịch bệnh.
Điều tra tổng đàn lợn, các loại lợn trên phạm vi toàn xã và yêu cầu nuôi nhốt
che chắn chuồng lợn chu đáo đảm bảo không để chó mèo các vật nuôi ra vào chuồng
lợn; Chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày có công bố dịch UBND xã nộp kết quả
điều tra tổng đàn lợn và xử lý nghiêm số lợn thả rông không nhốt đảm bảo.
- Giám sát, báo cáo tình hình dịch bệnh, công
tác chỉ đạo phòng chống trên địa bàn xã về BCĐ chống dịch huyện (qua Phòng
NN&PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp) trước 16 giờ hằng ngày, cho đến khi
có quyết định công bố hết dịch.
- Ưu tiên
sử dụng các nguồn kinh phí để bao vây khống chế dập dịch.
b) Đối với UBND các xã còn lại
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã.
Giao nhiệm vụ các thành viên phối hợp BQL bản giám sát tình hình chăn nuôi và
dịch bệnh trên đàn lợn, báo cáo kịp
thời các trường hợp ốm, chết nghi ngờ dịch bệnh.
- Tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chợ,
điểm thu gom lợn và các sản phẩm lợn, nơi công cộng trên địa bàn toàn xã bằng
hóa chất, vôi bột. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động tiêu độc khử trùng bằng
vôi và hóa chất tại khu vực chuồng nuôi của mình. Các xã tiếp giáp vùng dịch
thiết lập các chốt và thảm khử trùng tại các trục đường vào địa bàn xã để tiêu
độc và kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận
chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm
lợn. Đặc biệt kiểm tra các điểm giết mổ nhỏ lẻ, kiên quyết cấm hoạt động nếu không đạt yêu cầu vệ sinh thú y.
Nghiêm cấm bán thịt lợn rong, bán thịt lợn tại vỉa hè.
- Tuyên truyền về bệnh DTLCP tại các cuộc họp
xã, bản. Tăng cường phát thanh, Phát tờ rơi để các hộ hiểu được mức độ nguy
hiểm dịch bệnh để chủ động phòng chống.
- Điều tra
thống kê tổng đàn lợn, hướng
dẫn nhân dân chăn nuôi an
toàn sinh học và tạm ngừng
tái đàn khi điều kiện chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học, tiêu thụ lợn
khi đủ yếu tố xuất chuồng.
- Chủ động
sử dụng kinh phí dự phòng cho công tác phòng chống dịch bệnh.
2. Phòng Nông nghiệp &PTNT
- Chủ trì phối hợp UBND các xã, thị trấn các ban ngành có liên quan kịp thời
triển khai các giải pháp phòng chống dịch có hiệu quả
- Chỉ đạo các đoàn kiểm
tra phòng chống dịch tả lợn Châu phi, Tổ công tác lưu động liên ngành tại các
Quyết định số 2228/QĐ-UBND, ngày 24/10/2024; Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày
04/11/2024 của UBND huyện cần tăng cường
kiểm tra đôn đốc đối với những xã chưa quyết liệt còn để dịch bệnh lây lan kéo
dài, việc tiêu độc khử trùng chưa
đúng kỹ thuật, quản lý tổng đàn chưa chặt chẽ, xử lý tiêu huỷ chưa đảm bảo…
- Báo cáo UBND huyện về việc tổ chức thực hiện của UBND các xã, thị trấn
và các đơn vị liên quan, tham mưu các giải pháp
chỉ đạo kịp thời có hiệu quả .
3. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp
- Phối hợp với UBND xã,
thị trấn tăng cường theo dõi, giám sát dịch bệnh trên đàn lợn và lấy mẫu gửi xét nghiệm chẩn đoán bệnh kịp thời.
Tiến hành điều tra ổ dịch, nhằm xác
định nguyên nhân để có giải pháp phù hợp.
- Phân công cán bộ bán sát
địa bàn phối hợp UBND các xã giám sát tình hình dịch bệnh, dự tính, dự báo tình
dịch bệnh, phối hợp phòng NN&PTNT tham mưu UBND huyện chỉ đạo kịp thời.
- Cập nhật và báo cáo tình hình dịch bệnh về UBND huyện và Chi cục chăn
nuôi và Thú y tỉnh theo qui định.
4. Phòng Tài nguyên môi trường
Phối
hợp UBND các xã thị trấn chỉ đạo cán bộ Địa chính môi trường hướng dẫn tổ chức
việc tiêu hủy lợn chết do dịch bệnh tại địa phương đảm bảo yêu cầu
về bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình, hoặc lợi dụng vứt
xác động vật chết ra ngoài môi trường làm nguy cơ lây lan dịch bệnh.
5. Phòng Tài chính kế hoạch
Phối hợp Phòng NN&PTNT tham mưu bố trí nguồn
kinh phí để phục vụ cho
công tác phòng chống dịch bệnh để ứng phó có hiệu quả trong công tác phòng
chống dịch, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
6. Công an huyện
Chỉ
đạo lực lượng cảnh sát giao thông, công an các xã thị trấn phối hợp với các
ngành, địa phương cử lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ và xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn vi phạm. Lưu
ý các xe thùng kín, các thùng hộp đựng kín, nghi có thể chứa đựng các sản phẩm
của lợn như: Lòng, chân giò, thịt tai, mui.. là những sản phẩm rẻ tiền dễ tiêu
thụ tại tại huyện niềm núi các xã vùng sâu vùng xa.
7. Phòng Văn hóa;
Trung tâm Văn hóa TT & TTThường xuyên theo dõi, thông tin kịp
thời về diễn biến tình hình dịch bệnh DTLCP trên đàn lợn, phối hợp với cơ quan
chuyên môn và UBND các xã, thị trấn thực hiện phóng sự, tin bài và các biện
pháp phòng chống để người chăn nuôi chủ động thực hiện.
8. Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đ oàn
thanh niên và các ban ngành liên quan cấp huyện
Căn cứ chức nă ng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn, tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân về công tác phòng chống
dịch bệnh, để mọi người dân nhận thức và triển khai thực hiện.