30/12/2024
200 học viên tham gia tập huấn “tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ”
Ngày 27/12, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An đã tổ chức tập huấn “tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ”, cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, cấp MN, năm học 204 - 2025.
Về dự khai giáng lớp tập huấn có cô giáo Ngô Thị Thu Hương, Trưởng
phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT cùng các cô giáo là lãnh đạo, chuyên viên
phòng GDMN, Sở GD&ĐT. Về phía huyện Tương Dương có các đồng chí lãnh
đạo Phòng GD&ĐT, các đồng chí là CBQL, giáo viên cốt cán của 10
huyện miền núi trong tỉnh.
Tham gia lớp tập huấn có 200 học viên đến từ 10 huyện miền
núi trong tỉnh. Trong khuôn khổ lớp tập huấn các học viên được tham quan môi trường
cho trẻ trải nghiệm và dự 2 hoạt động của cô trò tại Trường Mầm non
Hoà Bình. Theo hướng tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số trên cơ sở
tiếng mẹ đẻ. Đó là hoạt động trò
chuyện sáng của Unis, hoạt động khám
phá khoa học (phối hợp với Nghệ nhân để tìm hiểu về cái chiêng).
Cũng tại đây, học viên được tiếp thu được các nội dung liên quan đến
việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng
mẹ đẻ.
Được biết, từ tháng 9/2022, UBND tỉnh đã triển khai giai
đoạn 2, thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và
học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, các trường học trên địa bàn huyện đã chú trọng triển khai
các giải pháp như: xây
dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong trường MN
và tổ chức tăng cường tiếng Việt trên cơ sở TMĐ trong các hoạt động ở trường
MN. Một trong các trường thực hiện rất tốt, đó là trường MN Hòa
Bình (là đơn vị đã được Sở GD&ĐT chọn để các trường trong 10
huyện miền núi về tham quan học tập).
Giai
đoạn 2 thực hiện Đề
án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở
tiếng mẹ đẻ của trẻ đã sắp kết thúc, với sự chỉ đạo sát sao của
các cấp, sự sáng tạo, năng động của đội ngũ CBQL, giáo viên các
trường mầm non, chắc chắn chất lượng tiếng Việt của trem trên địa
bàn sẽ có nhiều khởi sắc.
Võ
Thị Tuyết Chinh