Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương 20 năm hình thành và phát triển
Chặng đường 20 năm qua là chặng đường đầy vất vả, lắm gian truân những đỗi tự hào của những thế hệ, những con người cùng chung chí hướng, quyết tâm, cùng gắng sức chung tay thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Anh-tin-bai

Ngày 14/3/ BQL rừng phòng hộ Tương Dương kỉ niệm 20 năm thành lập

Huyện Tương Dương có tổng diện tích tự nhiên 281.129ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh) trong đó 92,3% là  đất lâm nghiệp (259.566 ha). Theo Quyết định 938 của UBND tỉnh Nghệ An, đơn vị được giao quản lý và bảo vệ 143.183,2 ha, qua nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi 56.580,85 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất và đất khác. Hiện tại Ban đang quản lý và bảo vệ 86.602,35 ha, trải dài trên địa bàn 16/17 xã, thị trấn của huyện Tương Dương.

Diện tích quản lý lớn nhưng manh mún, chủ yếu phân bổ vùng sâu, vùng xa, nơi giáp ranh biên giới Việt-Lào và các huyện Quế Phong, Con Cuông Kỳ Sơn.  Địa hình hiểm trở, chia cắt, trong khi biên chế thiếu hụt so với quy định đặt ra; chế độ của Nhà nước đối với lực lượng bảo vệ rừng chưa được quan tâm đúng mức; phong tục, tập quán, lối sống của đồng bào vẫn phải cậy nhờ đến rừng; số hộ tái định cư trở lại lòng hồ cư trú và sinh sống bất hợp pháp nhiềuđã tạo thành áp lực nặng nề lên vai chủ rừng.

Anh-tin-bai

Các đại biểu về dự buổi lễ 

Song, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT; sự giúp đỡ của các Sở, ban, ngành liên quan. Đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện Tương Dương, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của chính quyền các cấp và sự cố gắng, nỗ lực không ngơi nghỉ của những người ngày đêm trực tiếp quản lý, bảo vệ từng gốc cây, từng lô, khoảnh, để cánh rừng quý trên đất Tương Dương đã được giữ vững như hôm nay.

Trong thời gian qua, đơn vị xác định công tác truyền truyền là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thông qua nhiều hình thức (tuyên truyền bằng pano áp phích, khẩu hiệu, bản tin ; tuyên truyền trên loa phát thanh của xã, của bản; tuyên truyền trực tiếp với cộng đồng, với người thường xuyên vào rừng trái phép…), chủ trương “mưa dầm thấm lâu” đã mang lại thành quả ngọt ngào. Ý thức, trách nhiệm của cộng đồng làng bản, của từng người dân với rừng được cải thiện thấy rõ, nguy cơ xâm hại vào rừng giảm thiểu tối đa, áp lực bảo vệ nhờ đó cũng vơi đi ít nhiều.

Theo đó, BQLRPH Tương Dương đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm địa bàn, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm sản, định mức từ 100 – 220 lượt/ năm. Đơn vị cũng thường xuyên phối hợp với các đồn Biên phòng tiến hành tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng gắn với bảo vệ an ninh biên giới mỗi tháng 1 đến 2 lần.

Ngoài ra, đơn vị cũng chủ động xây dựng và ký kết quy chế phối hợp với 16/17 xã, thị trấn có rừng phòng hộ tại huyện Tương Dương. Tương tự là với Vườn quốc gia Pù Mát, Khu BTTN Pù Hoạt, đồng thời tham mưu và ký kết quy chế phối hợp giữa kiểm lâm, các chủ rừng với các đồn biên phòng đóng trên địa bàn.

Các lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tổ chức tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng tối thiểu 10 ngày /tháng, 120 – 150 ngày/ năm; tham gia tổ chức truy quét lâm sản từ 1-2 đợt/ tháng, 15 – 20 đợt/ năm, trung bình thực hiện tuần tra bảo vệ rừng tại gốc từ 600 – 1.000 đợt/ năm… nhờ vào đây hàng năm đã đẩy, đuổi thành công hàng trăm người dân vào rừng phòng hộ trái phép; tháo dỡ khoảng 100 - 150 bẫy thú động vật hoang dã các loại, dở bõ 30 - 50 lán trại dựng trái phép; kịp thời ngăn chặn hàng trăm vụ khai thác, xâm canh, lấn chiếm đất rừng và phát rừng làm rẫy trái phép…

Hiệu ứng dây chuyền tức thì mang đến những tín hiệu tích cực, làm tốt công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng và truy quét lâm sản đã góp phần làm giàu trữ lượng rừng, độ che phủ rừng phòng hộ tại Tương Dương năm sau luôn cao hơn năm trước. Những con số thống kê đã nói lên tất cả, nếu như năm 2012 diện tích đủ điều kiện chi trả cung ứng DVMTR tại BQLRPH Tương Dương chỉ vỏn vẹn 21.608,12 ha = 25%, đến năm 2022 diện tích này nhảy vọt lên là 72.451,688 ha = 84%, đồng nghĩa tăng trên 50.843 ha chỉ trong 10 năm.

Điều khác biệt chính là đồng bào đã được hưởng lợi từ chính vốn quý. Qua thống kê, tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng thông qua cung ứng chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc các lưu vực của thủy điện Bản vẽ, Xoong Con, Khe Bố, Chi Khê đạt trên 72.451 ha, trong đó phần giao khoán cho cộng đồng thôn bản (80 cộng đồng, 9 hộ gia đình) chiếm hơn 33.437 ha, số tiền chi trả hàng năm dao động từ 7 - 9 tỷ đồng, chiếm 46% khối lượng giao khoán.

Anh-tin-bai

Ghi nhận những kết quả mà BQL Rừng phòng hộ Tương Dương đã đạt được trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tặng cờ  trong Lễ kỷ niệm 20 ngày thành lập

 

Phát huy những kết quả đạt đạt được, trong thời gian tiếp theo Ban QLRPH Tương Dương đã đề ra một số giải pháp nhằm  quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, để người dân được thụ hưởng quyền lợi từ các chính sách của Nhà nước; tạo sinh kế và việc làm, giảm tác động tiêu cực đến rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng…như: không ngừng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức công vụ; đào tạo nâng cao lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ rừng trong tình hình mới; Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, với nội dung đa dạng băng nhiều hình thức phong phú để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện;  Phối hợp nhịp nhàng với chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan ban ngành có liên quan để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt các quy định của Nhà nước, của địa phương về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2022 - 2030 của Ban đã được UBND tỉnh phê duyệt; Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng tậng gốc và truy quét lâm sản trên địa bàn quản lý; thực hiện tốt công tác PCCCR, mua sắm bổ sung các trang thiết bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu 4 tại chỗ của công tác PCCCR

Nguyễn Tất Hòa (Trưởng BQL Rừng PH)

 

image
Tin tức
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement