ƯỚC MƠ SÁNG TẠO KHOA HỌC SẢN PHẨM HỮU ÍCH CỦA MỘT HỌC SINH MIỀN NÚI TƯƠNG DƯƠNG
Trước đây, hoạt độngnghiên cứu khoa học thường chỉ thấy ở sinh viên bậc học đại học và cao đẳng, hoặcchỉ ở các trường học có điều kiện thuận lợi. Nhưng những năm gần đây, việc khơidậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học ở các trường miền núi rẻo cao được khởi xướngđã xuất hiện nhiều học sinh say mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật cótính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Điển hình có em Trần Hữu Phúc – lớp 11E,Trường THPT Tương Dương 1, với những dự án nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm hữuích phục vụ trong đời sống, sinh hoạt. 

Trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học thường chỉ thấy ở sinh viên bậc học đại học và cao đẳng, hoặc chỉ ở các trường học có điều kiện thuận lợi. Nhưng những năm gần đây, việc khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học ở các trường miền núi rẻo cao được khởi xướng đã xuất hiện nhiều học sinh say mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Điển hình có em Trần Hữu Phúc – lớp 11E, Trường THPT Tương Dương 1, với những dự án nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm hữu ích phục vụ trong đời sống, sinh hoạt.

Trong căn phòng nhỏ đủ đăt một chiếc giường gỗ và cái bàn nhỏ vừa là chỗ nghỉ ngơi, học tập nghiên cứu, nhưng chưa bao giơ làm em giảm niềm đam mê.

Hằng ngày, sau giờ học chính khóa, trong căn phòng nhỏ quen thuộc, mọi người vẫn luôn thấy em Trần Hữu Phúc – học sinh lớp 11E, Trường THPT Tương Dương cặm cụi chọn, lựa, lắp, ghép không màng đến thời gian. Mỏ hàn, con chíp, mạch điện tử, dây điện hay que kem, tất cả đều được em tận dụng, gom, nhặt, xin ở các quầy điện tử về. Chỉ những vật được cho là phế liệu, đã được em tái chế, thiết lập thành những mô hình, sản phẩm thiết thực không chỉ phục vụ công tác học tập, thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mà còn nối dài ước mơ tiếp sức cho những người hạn chế sức lao động. Em Phúc chia sẻ:"Từ nhỏ em đã có niềm đam mê với Robot và một số linh kiện, điện tử, lắp ghép. Lên lớp 10 em được sự hướng dẫn của thầy Mai Đình Thịnh để chế tao ra những con Robot và khi lên lớp 11 em nghiên cứu, chế tạo ra cánh tay Robot dùng cho người khuyết tật và những nhà khoa học làm việc trong môi trường nguy hiểm. Em ước mơ sẽ trở thành một lập trình viên sáng tạo ra nhiều loại Robot để giúp đỡ cho mọi người".

Bố mẹ luôn là niềm động viên lớn nhất và cũng là động lưc để Phúc tiếp tục học tập, sáng tạo và theo đuổi niềm đam mê của mình

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố là bộ đội phục viên, mẹ là cán bộ hưu trí ở Khối Hòa Bắc, Thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương. Tuổi thơ Phúc đã lớn lên cùng tuổi cao, sức yếu của bố mẹ. Xuất phát từ đó Phúc ước, trong tương lai không xa, em có thể làm được một con Robot thông minh, điều khiển bằng tay thay em giúp việc cho những người sức yếu như bố mẹ.

Sản phẩm cánh tay Robot của Phúc được hoàn chỉnh và đạt giải tại Cuộc thi sáng tạo Khoa học Kỹ thuật cấp THPT do Sở GD&ĐT Nghệ an tổ chức 2018-2019

Với điều kiện gia đình, sự khó khăn ở một trường vùng cao như Tương Dương, việc nghiên cứu là cả một bài toán khó. Nhưng với niềm đam mê và ước mơ lớn của mình, Phúc đã tự mày mò, học hỏi, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, nhất là thầy trực tiếp dạy môn Vật lý và Ban Giám hiệu nhà trường. Năm học 2018-2019, cánh tay Robot thông minh được ra đời, mặc dù chưa thật sự hoàn chỉnh mỹ mãn, nhưng ước mơ của Phúc thực sự được nối dài. Thầy giáo Mai Đình Thịnh – Giáo viên dạy môn Vât lý em Phúc cho hay: “Từ năm lớp 10 tôi nhận thấy em Phúc có năng khiếu đặc biệt và một niềm đam mê vơi KH-KT và đặc biệt là kỹ thuật điện tử, chế tạo Robot, chúng tôi đã tạo điều kiện quan tâm, động viên để em Phúc phát huy hết năng lực của mình. Năm 2019 tôi hướng dẫn em tham gia cuộc thi KH-KT Tỉnh Nghệ an và đạt giải. Qua cuộc thi về em tiếp tục đưa ra ý tưởng và chế tạo ra cánh tay Robot và máy rửa tay sát khuẩn tự động”.

Là học sinh ở một trường vùng cao như Tương Dương, Phúc cũng cảm nhận được sự khó khăn của nhà trường, trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy và học, nhất là trong dịp cao điểm cả nước chung tay phòng chống đại dịch Covid-19. Vì thế Phúc muốn được góp sức nhỏ của mình chia sẻ cùng nhà trường, em vắt tay suy nghĩ và quyết định thực hiện dự án sáng chế máy rửa tay dung dịch sát khuẩn tự động bằng cảm ứng.

Máy rửa tay dung dịch sát khuẩn tự động. Tuy chưa được tân trang bắt mắt, nhưng đã kịp thời giúp nhà trường phòng chống dịch Covid-19 , bởi tính năng tiên dụng của máy

Khi có được ý tưởng, không kể đêm hôm, trưa nắng, Phúc lọ mọ đóng dán, cắt ghép từ những phế liệu được lựa nhặt về. Dự án của em đã hoàn thành trong niềm vui không chỉ bản thân mà cả bạn bè, thầy cô. Với kích thước nhỏ, gọn, thân thiện, máy rửa tay dung dịch tự động của Phúc đã hạn chế được sự tiếp xúc vật dụng nơi công cộng. Chỉ cần đưa tay, hệ thống cảm biến tự động sẽ đẩy dung dịch ra khỏi ống vòi, người dùng chỉ việc hứng và xoa dung dịch đều là đã sát khuẩn sạch sẽ. Thầy Hồ Văn Thanh – Hiệu trưởng Trường THPT Tương Dương 1 nhận xét: “Là trường vùng núi cao, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập cũng như nghiên cứu khoa học còn rất khó khăn. Nhưng đã có những học sinh rất đam mê và nỗ lực cố gắng trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học. Nhà trường, BGH cũng như tất cả cán bộ nhân viên luôn động viên khích lệ, truyền lửa cho các em học sinh. Em Phúc là một trong những em có niềm đam mê thưc sự và đã có dự án dự thi cấp tỉnh. Sắp tới em lại có dự án tiếp để dự thi trong Thanh thiếu nhi của Tỉnh”

Dù ở nhà hay ở trường Phúc luôn nhận được sự sẻ chia từ thầy cô giáo và BGH nhà trường

Không có điều kiện tốt nhất để nghiên cứu, sáng tạo, nhưng với niềm đam mê, sự cần cù, chịu khó và sự giúp sức từ bố mẹ, bạn bè, thầy cô Phúc đã đạt được những thành công ban đầu ở những cuộc thi do Sở Giáo dục Nghệ An tổ chức. Đây cũng sẽ là tiền đề, là động lực giúp Phúc vượt qua những khó khăn trước mắt, nhen nhóm, nối dài thêm ước mơ trong tương lai. Tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích hơn nữa, để không chỉ có thể vận dụng vào đời sống, sinh hoạt của người dân vùng cao quê em mà còn vươn xa phục vụ khoa học, công nghệ trong và tỉnh nhà.

May Huyền – Mạnh Lục

Trung tâm VHTT-TT Tương Dương


image
Tin tức
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement