Những
năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tương Dương đã mạnh dạn chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình sản xuất mới, bước đầu mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá trên lòng hồ thủy điện là một điển hình. Mô
hình này đã mang lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo
cho người dân. Trong đó phải kể đến mô hình của gia đình ông Lô Văn Liên, ông
Liên chia sẻ, năm 2018, gia đình
ông quyết định xuống lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ, dựng nhà nổi, mua lưới và trang
thiết bị để xây dựng lồng bè nuôi cá phát triển kinh tế. Đúng thời điểm
này, UBND huyện Tương Dương có chủ trương khuyến khích mô hình nuôi cá lồng bè
hồ thủy điện. Nắm bắt cơ hội, vợ chồng ông đăng ký 9 lồng cá bằng sắt, mỗi lồng
ông được địa phương hỗ trợ 15 triệu đồng. Để tiện bề chăm sóc và bảo vệ ông Lô
Văn Liên kết lại các lồng cá xung quanh nhà nổi, rồi ông đầu tư mua các loại cá
giống như: cá leo, cá trắm, cá lăng, cá ghé… thả mỗi lồng khoảng trên100 con.
Tận dụng mặt nước lòng hồ Thủy điện bản
Vẽ, nhiều hộ dân huyện Tương Dương đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá và đã và đang
mang lại hiệu quả, trong đó có gia đình ông Lô Văn Liên
Ông Lô Văn Liên cho biết “Nuôi
cá, đặc biệt là nuôi cá trên lòng hồ không mất nhiều công sức, không phải mua
thức ăn nên ít chi phí. Thực ăn cho cá chủ yếu do gia đình chủ động tìm kiếm được
chứ không phải mua. Gia đình tôi có làm lưới để đânhs bắt cả mương về làm thức
ăn cho cá leo, cá ghé...còn các loại cá khác thì lấy cỏ voi và các loại rau rừng
nên nguồn thức ăn rất dễ tìm và sẵn có.
Sau 6-7 tháng nuôi, con cá có trọng
lượng từ 3-4kg. Ban đầu, vợ chồng ông Liên phải đi chào hàng ở các nhà hàng,
khách sạn, cửa hàng thực phẩm khắp nới. Về sau, nhờ chất lượng cá lồng tươi
ngon, thịt dai, thơm nên các thương lái tự tìm đến tận nơi để mua. Ngoài ra,
nhiều đoàn khách tham quan, du lịch đến đây mua cá cũng được vợ chồng ông bắt rồi
chế biến trực tiếp cho khách.
Hiện tại, các loại cá trắm, cá
leo có mức giá 100.000 đồng/kg; cá lăng, cá ghé có giá 200.000 đồng/kg. Với 9 lồng
cá, mỗi năm gia đình ông Lô Văn Liên có thu nhập hơn 100 triệu.
“Nước hồ thủy điện rất sạch, nhiều
loài sinh vật phù du nên cá phát triển giống như sống ngoài tự nhiên. Nguồn thức
ăn người dân tự kiếm được, không phải mua cám nên không phải mất chi phí. Nhờ
chúng mà không chỉ có gia đình tôi mà còn nhiều gia đình thoát được cái đói,
cái nghèo”, ông Liên cho biết thêm.
Nhờ nuôi cá lồng, mà gia đình
ông Liên dựng được căn nhà khang trang, mua sắm được nhiều vật dụng có giá trị.
Quan trọng hơn cả là có điều kiện nuôi con cái học hành.
Ở bến thượng lưu, ngoài vợ chồng
ông Liên còn có một số gia đình cũng nuôi cá lồng và có thu nhập ổn định. Ngoài
ra, một số hộ còn tận dụng nhà nổi để kinh doanh thêm dịch vụ gửi xe, bán hàng
tạp hóa… Nhiều hộ chia sẻ, so với làm rẫy, đi rừng thì việc nuôi cá cho thu nhập
cao và ổn định hơn.
Khác với gia đình ông Liên gia đình bà Lương
Thị Huynh là kết hợp cả nuôi cá và làm du lịch. Trong ảnh chồng bà Huynh đang
cho cá ăn
Từ bến thượng lưu di chuyển khoảng
20 phút đi thuyền máy, chúng ta sẽ đến được mô hình nuôi cá lồng của gia đình
bà Lương Thị Huynh (trú tại bản Vẽ, xã Yên Na). Gia đình bà Huynh có16 lồng để
nuôi cá các loại cá trắm, cá lăng, cá leo, cá ghé… Đây đều là những loại cá có
giá trị kinh tế, được thị trường ưa chuộng.
"Trước kia tôi cùng nhiều hộ dân nơi
đây chủ yếu đánh bắt cá trực tiếp tại lòng hồ nên sản phẩm thu về lúc có lúc
không. Sau khi chuyển sang nuôi cá lồng bè, nguồn thu nhập của các hộ dần dần
ổn định hơn. Đến nay, gia đình tôi khá nhiều năm rồi” Bà Lương Thị Huynh cho
biết.
Theo bà Huynh, cá nuôi khoảng
6-7 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 3-5kg tùy loại. Vì chất lượng cá tươi ngon nên
thu hoạch đến đâu có thương lái mua đến đó, người dân không phải lo lắng về đầu
ra.
Bên cạnh đó, gia đình còn phục vụ
thêm khách tham quan, du lịch trải nghiệm lòng hồ. Nhiều đoàn khách đến mua cá
được bà Huynh chế biến và ăn ngay trên nhà nổi.
“Không khí giữa lòng hồ rất mát
mẻ, trong lành. Chính vì thế nhiều đoàn khách đến đây tham quan, tự tay bắt cá
dưới lồng. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ đề xuất lên huyện xin hỗ trợ
thêm lồng để tăng gia sản xuất”, bà Huynh chia sẻ.
Ông Nguyễn Hữu Hiến, Phó Chủ tịch
UBND huyện Tương Dương cho biết, địa phương có gần 7.000ha mặt nước lòng hồ, đặc
biệt có 2 thủy điện lớn là Bản Vẽ và Khe Bố. Đây là một trong những lợi thế để
người dân phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Bà Huynh đang chế biến món ăn để phục vụ
khách
Đến nay toàn huyện Tương Dương
có hơn 500 lồng cá các loại, tập trung chủ yếu ở các xã Yên Na, Hữu Khuông và
Lượng Minh. Bình quân cho thu nhập mỗi lồng từ 25-30 triệu đồng/năm.
Được biết, huyện Tương Dương
đang xây dựng Đề án phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021-2025. Trong thời
gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với
chính quyền các xã tiếp tục tăng cường phát triển mô hình này. Vừa nuôi cá lồng,
vừa chế biến sâu để đưa sản phẩm ra thị trường”, ông Hiến chia sẻ thêm. Theo Đề
án Phát triển thủy sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025, huyện Tương
Dương đề ra mục tiêu đến năm 2025, nuôi lồng trên lòng hồ thủy điện khoảng 578
lồng (80% là lồng công nghệ cao), sản lượng đạt 168 tấn.
Đình Tuân