Huyện Tương Dương tổ chức sơ kết đánh giá sau một năm thực hiện Dự án Quỹ môi trường toàn cầu
Sáng ngày 30/6 huyện Tương Dương tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên ĐDSH và chức năng hệ sinh thái rừng tại 2 xã vùng đệm ưu tiên Tam Quang, Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ (GEF- SGP - UNDP), Mã số dự án: VNM/UNDP/2021/04.
Hội nghị do ông Nguyễn Hữu Hiến, PCT UBND huyện, ông Trần Xuân Hậu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Trưởng Ban điều hành Dự án chủ trì; có sự tham gia của Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (GEF- SGP - UNDP); Lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, UNBD xã Tam Quang, Tam Hợp, Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện, Ban điều hành, Nhóm chuyên gia của dự án, các trưởng bản và hộ gia đình thực hiện dự án của xã Tam Quang, Tam Hợp cùng tham dự.
Toàn cảnh Hội nghị
Sau một năm thực hiện dự án đã nhân rộng thành công 4 loại mô hình sinh kế phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị với 458 lượt hộ/333 hộ gia đình tham gia và hưởng lợi tại 2 xã vùng đệm ưu tiên Tam Quang, Tam Hợp được thực hiện thành công: a) Bảo vệ, phục tráng, khai thác hợp lý 500,87 ha rừng trồng Mét đã có trên địa bàn. b) Trồng bổ sung 86,92 ha rừng Mét trên đất rừng tự nhiên nghèo đã giao cho các hộ gia đình gắn với BVR. c) Trồng rừng 44,12 Mét trên đất rừng sản xuất chưa có rừng. d) Phát triển Quỹ vay vốn quay vòng nhân rộng các mô hình của dự án. Tính đến thời điểm hiện nay, dự án đã tiến hành giải ngân Quỹ vay vốn quay vòng được 113.798.509 đồng. Trong đó, xã Tam Quang giải ngân được 80.988.128 đồng; xã Tam Hợp đã giải ngân 32.810.381 đồng. Số hộ vay vốn có 21 hộ (trong đó: xã Tam Quang 18 hộ, xã Tam Hợp 3 hộ); mức vay bình quân 5 triệu đồng/ hộ, đảm bảo sử dụng vốn theo mục tiêu, quy định của dự án.
Hội nghị cũng đã đánh giá cao việc triển khai dự án giúp nâng cao kiến thức chuyển đổi mô hình sản xuất thành lập được 06 tổ hợp tác hợp tác xã hỗ trợ nhau phát triển sản xuất gắn với dịch vụ tiêu thụ sản phẩm phát huy vai trò cộng đồng trong việc quản lý bảo vệ rừng và thụ hưởng thành quả dự án.
Tại Hội nghị, Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (GEF- SGP - UNDP) đã đánh giá và ghi nhận những kết quả mà Ban điều hành, Nhóm chuyên gia phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan ban ngành liên quan, cấp ủy chính quyền địa phương cùng với hơn 333 hộ dân tham gia dự án trong việc triển khai của dự án và khẳng định Dự án đã được triển khai thực hiện theo Văn kiện được phê duyệt, đảm bảo các mục tiêu, nội dung và kế hoạch đề ra. Hầu hết các hoạt động đã được thực hiện và đạt kết quả với chất lượng tốt, mặc dù tiến độ bị chậm so với dự kiến ban đầu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19. Ngoài ra, Dự án đã nhận được sự quan tâm, phối hợp và hỗ trợ tích cực, sự gắn kết của các bên liên quan và sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng các dân tộc thiểu số 02 xã giúp cho dự án bước đầu được thực hiện thuận lợi, hiệu quả và thiết thực.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên Quốc gia Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (GEF- SGP - UNDP) đánh giá và ghi nhận những kết quả đạt được sau 01 năm thực hiện dự án
Bên cạnh đó, cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và lưu ý xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện: Chủ dự án và những người thực hiện phải hiểu rõ về dự án, từ mục tiêu, nội dung, các hoạt động cụ thể và cách tiếp cận cũng như phương thức tổ chức thực hiện; phải có đủ năng lực, cả kiến thức và kinh nghiệm, để có thể chủ động và xử lý kịp thời, hiệu quả công việc trong quá trình thực hiện. Phải quan tâm đầy đủ đến các yếu tố đặc thù của địa phương thực hiện dự án cả về mặt điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó, về mặt kinh tế - xã hội, phải chú ý đến đặc thù của các dân tộc thiểu số, tôn trọng bản sắc dân tộc đặc trưng của họ, giúp họ nhận thức được những nét đẹp để phát huy cũng như những mặt lạc hậu, cổ hủ để hạn chế, khắc phục trong các phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất của họ. Đây cũng là yếu tố để cộng đồng địa phương tham gia thực hiện dự án một cách hiệu quả và thực chất cũng như bảo đảm tính bền vững của kết quả dự án. Sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp và các ban, ngành của địa phương từ xã đến huyện và tỉnh là yếu tố rất quan trọng, bảo đảm cho sự thành công của dự án.
Cán bộ thực hiện dự án của UNDP - GEF SGP, nhóm chuyên gia và các cộng tác viên hiện trường đã có nhiều cố gắng trong công việc, với nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao, chủ động khắc phục các khó khăn, vướng mắc để hoàn thành nhiệm vụ. Người dân tham gia dự án có nhiều kinh nghiệm trong trồng mét, có nội lực, ý chí, sức khỏe, sự quyết tâm, nghiêm túc, góp phần cho thành công của dự án.
Ông Nguyễn Hữu Hiến, Phó Chủ tich UBND huyện UBND huyện định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động, hiệu quả của dự án và lan rộng kết quả, kinh nghiệm của dự án, ông Nguyễn Hữu Hiến, PCT UBND huyện UBND huyện yêu cầu và chỉ đạo thực hiện một số nội dung trong thời gian tới đối với Ban Điều hành, Nhóm chuyên gia, Trung tâm tư vấn phát triển Lâm nghiệp Nghệ An, Nhóm chuyên gia các phòng ban UBND huyện, Trung tâm Văn hóa, thể thao, Thông tin huyện; Hạt Kiểm lâm, UBND xã Tam Quang, Tam Hợp, BQL các bản.
Ngoài ra, đề xuất với Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc 02 nội dung:Cho phép điều chuyển hạng mục Trồng bổ sung làm giàu rừng Mét sang hoạt động phục tráng rừng Mét đã suy thoái và điều chỉnh tiến độ giải ngân chư BĐH đã báo cáo trình bày; Mô hình phục tráng rừng Mét đã suy thoái của dự án là mô hình rất tốt, bước đầu đã cho thấy hiện quả. Huyện Tương Dương hiện có1.634 ha rừng Mét đã suy thoái rất cần được phục tráng, huyện rất khó khăn về ngân sách đề nghị cho mở rộng mô hình này.
Hy vọng rằng, nhờ sự cống hiến và hỗ trợ của tất cả các bên liên quan, Dự án nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên ĐDSH và chức năng hệ sinh thái rừng sẽ ngày càng phát triển và góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, bảo tồn và phục hồi môi trường ở Việt Nam nói chung và huyện Tương Dương nói riêng./.
Trần Thị Hải (Hội Nông dân)