Gợi ý đáp án trả lời phần thi trắc nghiệm và tự luận Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử truyền thống huyện Sơn Hà - Tương Dương”
I. KẾ HOẠCH
II. CÂU HỎI
III. GỢI Ý PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Từ khi thành lập đến nay, Đảng
bộ huyện Sơn Hà đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội?
Đại hội
|
Thời gian diễn ra
|
Địa điểm
|
Đồng chí Bí thư
|
I
|
9/1949
|
Làng
Trá (Sơn Cao)
|
Đồng
chí
Nguyễn
Hữu Đức
|
II
|
10/1950
|
Xóm
Xoài Bộng, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh)
|
Đồng
chí Trần Đại
|
III
|
12/1951
|
Xóm
Gò Cà ( Sơn Hạ)
|
Đồng
chí Phạm Thanh Biền
|
IV
|
8/1952
|
Xóm
Trường, nay là Sơn Hạ
|
Đồng
chí Phạm Thanh Biền
|
V
|
6/1954
|
Làng
Mùng - Sơn Mùng
|
Đồng
chí Đinh Mô
|
VI
|
3/1963
|
|
Đồng
chí Đinh Đời
|
VII
|
6/1965
|
|
Đồng
chí Đinh Đời
|
VIII
|
Giữa
năm 1967
|
Nước
Chay, xã Sơn Trung
|
Đồng
chí Hà Văn Linh
|
IX
|
10/1969
|
Làng
Trùm, Nước Chay, xã Sơn Trung
|
Đồng
chí Lê Đà
|
X
|
26/01/1971
|
Làng
Đèo nay thuộc Sơn Trung
|
Đồng
chí Đinh Văn Lá
|
XI
|
3/12/1972
|
Làng
Đèo nay thuộc Sơn Trung
|
Đồng
chí Đinh Văn Lá
|
XII
|
12/1974
|
Làng
Đèo, Nước Chay nay xã Sơn Trung
|
Đồng
chí Hà Văn Linh
|
XIII
|
27/10
- 2/11/1976
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Lê Đà
|
XIV
|
12-15/6/1979
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Lê Ban
|
XV
|
25
- 30/10/1982
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Lê Ban
|
XVI
|
9-12/9/1986
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Lê Ban
|
XVII
|
15
- 16/3/1989
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Lê Ban
|
XVIII
|
20
- 21/11/1991
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Đinh Văn Tơ
|
XIX
|
25
- 26/3/1996
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Đinh Văn Tơ
|
XX
|
8 -
10/11/2000
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Trần Đình Trọng
|
XXI
|
13
- 15/9/2005
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Trần Đình Trọng
|
XXII
|
17
- 19/8/2010
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Đinh Văn Dép
|
XXIII
|
04
- 06/8/2015
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Đặng Ngọc Dũng
|
XXIV
|
10
-11/8/2020
|
Hội
trường Huyện ủy Sơn Hà
|
Đồng
chí Võ Tấm Lãm
|
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay, Đảng
bộ huyện Tương Dương đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội?
Đại hội
|
Thời gian diễn ra
|
Địa điểm
|
Đồng chí Bí thư
|
I
|
1950
|
Bản
Quang Trung
(
tức bản Sơn Hà) - xã Tam Quang
|
Đồng
chí
Chu
Quang Thành
|
II
|
1952
|
Bản
Chắn xã Thạch Giám
|
Đồng
chí Đoàn Văn Nghĩa
|
III
|
1958
|
|
Đồng
chí Chu Quang Thành
|
IV
|
19
- 25/01/1959
|
Hội
trường Công an vũ trang
|
Đồng
chí Võ Đăng Ngạn
|
V
|
15
- 20/6/1960
|
|
Đồng
chí Chế Đình Hồng
|
VI
|
05
- 08/10/1961
|
Hội
trường Công an huyện
|
Đồng
chí Vi Chính Nghĩa
|
VII
|
18
– 22/4/1963
|
Hội
trường Ủy ban hành chính huyện
|
Đồng
chí Vi Chính Nghĩa
|
VIII
|
02
– 07/10/1964
|
Hội
trường Ủy ban hành chính huyện
|
Đồng
chí Ngân Là Tường
|
IX
|
27
– 29/9/1967
|
|
Đồng
chí Nguyễn Văn Du
|
X
|
3 - 5/5/1969
|
|
Đồng
chí Nguyễn Văn Du
|
XI
|
8 –
10/5/1971
|
Hội
trường Ủy ban hành chính huyện
|
Đồng
chí Nguyễn Văn Du
|
XII
|
28/3
-01/4/1972
|
Cơ
quan huyện
|
Đồng
chí Hà Văn Linh
|
XIII
|
26
-29/4/1973
|
|
Đồng
chí Lô Văn Xo
|
XIV
|
12
-15/8/1974
|
|
Đồng
chí Lô Văn Xo
|
XV
|
10
-12/5/1976
|
|
Đồng
chí Lô Văn Xo
|
XVI
|
01
-5/11/1976 (vòng 1)
|
Xã
Thạch Giám
|
Đồng
chí Lô Văn Xo
|
25
- 27/6/1977
(vòng
2)
|
Hội
trường UBND huyện
|
XVII
|
05
– 07/8/1979
|
|
Đồng
chí Lô Văn Xo
|
XVIII
|
30/12/1981
-02/01/1982
|
Hội
trường Trường cấp 3 huyện
|
Đồng
chí Vi Võ Tuấn
|
XIX
|
19/9
- 22/9/1986
|
Hội
trường Mỏ tham Khe Bố
|
Đồng
chí Vi Võ Tuấn
|
XX
|
05
- 06/12/1988
|
Hội
trường UBND huyện
|
Đồng
chí Vi Võ Tuấn
|
XXI
|
18 - 19/3/1991
(vòng
1)
|
Nhà
văn hóa thị trấn Hòa Bình
|
Đồng
chí Lô Văn Kim
|
25 - 27/11/1991
(vòng
2)
|
Nhà
văn hóa huyện
|
XXII
|
24 - 25/3/1996
|
Thị
trấn Hòa Bình
|
Đồng
chí Quang Văn Dậu
|
XXIII
|
10 - 12/11/2000
|
Thị
trấn Hòa Bình
|
Đồng
chí Lữ Kim Duyên
|
XXIV
|
17 - 19/10/2005
|
Thị
trấn Hòa Bình
|
Đồng
chí Lữ Kim Duyên
|
XXV
|
02
- 04/7/2010
|
Thị
trấn Hòa Bình
|
Đồng
chí Lương Thanh Hải
|
XXVI
|
13
- 15/5/2015
|
Thị
trấn Hòa Bình
|
Đồng
chí Phạm Trọng Hoàng
|
XXVII
|
16-17/7/2020
|
Tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện
|
Đồng
chí Nguyễn Văn Hải
|
Câu 3: Thực hiện Chủ trương của Bộ
Chính trị và Ban Thống nhất Trung ương, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi và huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An kết nghĩa từ năm nào?
Đầu những năm 1960, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và
Ban Thống nhất Trung ương, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) kết nghĩa với huyện
Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) nhằm giúp đỡ, động viên nhau trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Câu 4: Chiến dịch Tương Hà bất khuất
“Sơn Hà đấu tranh dũng cảm chiến thắng
quân thù Mỹ - Diệm, Tương Dương dốc sức tấn công giành vụ Thu toàn thắng”, “Nậm
Rơn, Nậm Mộ đôi dòng/ Sông Re nổi sóng chung lòng đấu tranh” diễn ra thời
gian nào?
Ở
huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) có nhiều phong trào, chiến dịch, khẩu hiệu
hành động gắn liền với huyện kết nghĩa Sơn Hà có hiệu quả thiết thực ra đời
ngay sau khi kết nghĩa, như: “Chiến dịch Tương Hà bất khuất”, “Sơn Hà đấu tranh
dũng cảm chiến thắng quân thù Mỹ - Diệm,
Tương Dương dốc sức tấn công giành vụ Thu toàn thắng”, “Nậm Rơn, Nậm Mộ đôi
dòng/ Sông Re nổi sóng chung lòng đấu tranh” (Chiến dịch Tương Hà bất khuất
tháng 5/1962).
Câu 5: Huyện Sơn Hà lấy tên huyện
Tương Dương để đặt tên đường Tương Dương kỷ niệm nghĩa tình giữa 2 huyện. Anh
(chị) hãy cho biết hiện đường Tương Dương thuộc tổ dân phố nào của thị trấn Di
Lăng huyện Sơn Hà?
Tại
TDP Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng.
Câu 6: Tên Bản Sơn Hà thuộc xã nào
của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An?
Đó
là xã Tam Quang huyện Tương Dương.
Bản
Sơn Hà tên cũ là bản Pồ, người Kinh gọi là Khe Bố. Trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, huyện Tương Dương kết nghĩa với huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi. Để kỷ
niệm tình nghĩa keo sơn giữa hai huyện trong cuộc đấu tranh cho độc lập và
thống nhất của Tổ quốc, để nhắc nhở nhân dân trong huyện luôn luôn phải nhớ đến
miền Nam đau thương mà anh dũng trong đó có huyện Sơn Hà kết nghĩa, năm 1969,
nảm Pồ được đổi là bản Sơn Hà.
Câu 7: Tên huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng
Ngãi có từ khi nào?
Sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng đổi tên đồn Sơn Hà thành
huyện Sơn Hà.
Câu 8: Hiện nay,
huyện Tương Dương có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc?
Gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 16 xã: Hữu Khuông, Lượng
Minh, Lưu Kiền, Mai Sơn, Nga My, Nhôn Mai, Tam Đình, Tam Hợp, Tam Quang, Tam Thái,
Xá Lượng, Xiêng My, Yên Hòa, Yên Na, yên
Thắng, Yên Tĩnh và thị trấn Thạch Giám .
Câu 9: Hiện nay,
huyện Sơn Hà có bao nhiêu đơn vị hành chính trực thuộc?
14
đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 13 xã: Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Nham, Sơn
Thượng, Sơn Bao, Sơn Trung, Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Kỳ, Sơn Ba, Sơn Cao, Sơn
Linh, Sơn Giang và thị trấn Di Lăng.
Câu 10: Dân tộc thiểu số nào sinh
sống nhiều nhất ở huyện Sơn Hà và dân tộc thiểu số nào sinh sống ít nhất ở
huyện Tương Dương.
-
Cộng đồng các dân tộc cư trú ở huyện Sơn Hà gồm: H’re, Kinh, Ca
Dong, Cor, trong đó, đông nhất là người dân tộc H’re chiếm trên
82,23% dân số của huyện Sơn Hà (niên giám thống kê năm
2023), các dân tộc khác như Ca Dong, Cor chiếm khoảng 1,5% dân số.
- Cộng đồng các dân tộc cư trú ở huyện Tương Dương gồm: Thái,
Mông, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu và dân tộc kinh. Ít nhất là người dân tộc Ơ Đu. Dân tộc
Ơ đu ở Tương Dương có khoảng 428 người (theo điều tra dân số ngày 01/4/2019),
từ xã Lượng Minh đến các xã Kim Đa, Kim Tiến, ven sông Nậm Nơn. Nay do tái định
cư thủy điện Bản Vẽ chuyển về sinh sống tại bản Văng Vôn, xã Nga My.
Câu 11: Huyện Sơn
Hà có bao nhiêu con sông lớn, kể tên các con sông này?
Sông
Re, Sông Rin, Sông Xà Lò và Sông Tang.
Sông
Re phát nguyên từ dãy núi cực nam huyện Kon Plông (Kon Tum) chảy qua các xã
phía Tây huyện Ba Tơ đổ xuống các xã Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Thủy, Sơn Hải nhập với
sống Rin tại thác Bồ Dèo (Sơn Giang).
Sông
Rin bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, chảy theo hướng đông - tây
xuống Sơn Hà.
Sông
Tang bắt nguồn từ huyện Tây Trà chảy theo hướng Sơn Tây, chảy theo hướng đông -
tây xuống Sơn Hà.
Sông
Xà Lò bắt nguồn từ xã Ngọc Têm, huyện Kon Plông (Kon Tum) qua huyện Sơn Tây đổ
xuống sốn Rin tại làng Rin (Sơn Trung).
Câu 12: Công trình thủy
điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An được khởi công vào ngày tháng năm
nào?
Ngày
19 tháng 6 năm 2003, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 665/QĐ-TTg phê
duyệt nhà máy Thủy điện Bản Vẽ có công suất 320 MW, mực nước dâng bình thường
200m, dung tích hồ chứa 1,8 tỷ m3. Nhiệm vụ của nhà máy
là phát điện lên lưới điện quốc gia, chống lũ, bổ sung nước cho hạ lưu vào mùa
hạn kiệt và đẩy mặn.
Công
trình Bản Vẽ được khởi công từ ngày 07/8/2004 với nhiều hạng mục nhỏ như đập
dâng, đập tràn, cửa nhận nước, đường hầm dẫn nước, nhà máy, trạm phân phối điện
220Kw, với sự tham gia của nhiều nhà thầu. Gần 6 năm sau đến ngày 19/5/2010
công trình hoàn chỉnh và đã vận hành.
Câu 13: Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Sơn Hà lần thứ XXIV ban hành bao nhiêu Nghị quyết Chuyên đề?
-
Nghị quyết số 01 -NQ/HU, ngày 20/4/2021 của Huyện ủy
về tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đem lại sự hài lòng cho người dân
và doanh nghiệp
- Nghị
quyết số 02 -NQ/HU, ngày 04/5/2021 của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết
chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
- Nghị quyết số 03 -NQ/HU, ngày 04/6/2021 của Huyện ủy về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hrê gắn với
phát triển du lịch.
- Nghị
quyết số 04 -NQ/HU, ngày 15/11/2021 của Huyện ủy về
xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Câu 14: Đại hội
Đại biểu Đảng bộ huyện Tương Dương lần thứ XXVII ban hành bao nhiêu Nghị quyết
Chuyên đề?
- Nghị quyết số 04 -NQ/HU, ngày 20/7/2021 của
BTV Huyện ủy về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025
- Nghị
quyết số 05 -NQ/HU, ngày 25/4/2022 của BTV Huyện ủy về triển khai xây dựng “Xã
biên giới sạch về ma túy” trên địa bàn huyện Tương Dương
- Nghị quyết số 06 -NQ/HU, ngày 10/8/2022 của BTV Huyện ủy về triển khai xây dựng “Xã biên giới sạch
về ma túy” trên địa bàn huyện Tương Dương
- Nghị
quyết số 07 -NQ/HU, ngày 27/3/2024 của BTVHuyện ủy về xây dựng
điểm đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 và những năm tiếp
theo đối với Ban CHQS huyện; Ban CHQS các xã, thị trấn và đơn vị tự vệ.
Câu
15: Ngày Giải phóng huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi là ngày tháng năm nào?
Để chuẩn bị giải phóng Sơn Hà, Huyện ủy tổ chức Đại hội đoàn kết các dân
tộc tại Làng Đèo (Sơn Trung). Các đội công tác xây dựng được 7 trung đội sẵn
sàng làm binh biến, 3 đại đội đấu tranh chính trị của quần chúng bên trong sẵn
sàng nổi dậy khởi nghĩa. Nhân dân vùng giải phóng được huy động làm ngầm Di
Lăng, mở đường kéo pháo qua đèo Rhe. Ban khởi nghĩa được thành lập. Lực lượng
vũ trang, chính trị, các đội công tác được đưa vào các vị trí chuẩn bị cho
những trận đánh theo chốt. Công tác chuẩn bị tiến công địch, giải phóng quê
hương được hoàn tất.
Đêm 15-3-1975, trước
các đòn tấn công mạnh mẽ của lực lượng vũ trang tỉnh và huyện Sơn Tịnh, toàn bộ
các xã khu tây Sơn Tịnh được giải phóng. Địch ở Sơn Hà bị cô lập, bị cắt đứt
tiếp tế bằng đường bộ, đường không, lại bị ta vây ép, ngày càng dồn chặt vào
trung tâm quận lỵ Hà Thành. 7 giờ sáng ngày 16-3-1975, địch thiết quân luật,
cấm trại các cứ điểm, ấp chiến lược, không cho người ra vào. Ngụy quyền từ
thôn, ấp trở lên tập trung về quận lỵ để nạp súng nhận nhiệm vụ mới. 8 giờ,
địch dùng máy bay chở 2 khẩu pháo 105mm rời khỏi trung tâm quận lỵ. Tiếp đó, 6
chiếc máy bay H34 và HU1A thay nhau di chuyển toàn bộ tài sản, binh lính, gia
đình ngụy quân, ngụy quyền khỏi quận lỵ. Trong lúc đó, các lực lượng vũ trang
và chính trị của huyện thâm nhập sâu vào quận lỵ, tiếp tục tấn công tiêu diệt
địch, phục kích đánh bại đội biệt kích 68 tại Ruộng Khay, đồng thời nổ súng vào
các tốp máy bay địch đến hốt quân. Hàng trăm tên địch còn lại hoảng hốt, chạy
tán loạn vào rừng lẩn trốn. 3 giờ chiều ngày 17-3-1975, lực lượng vũ trang, du
kích, các đội công tác chiếm lĩnh quận lỵ, tiếp quản các cơ sở hành chính, chỉ
huy quân sự, hậu cần của địch, ban hành chế độ quân quản; phân công cán bộ đưa
dân trở về làng cũ, ổn định nơi ăn, ở; tiếp tục truy quét bọn tàn quân địch,
kêu gọi những người tham gia chế độ cũ ra trình diện chính quyền cách mạng.
Số ngụy quân bị ta
truy bắt, ra hàng và trình diện 1.295 tên, trong đó có 475 sĩ quan, hạ sĩ quan
từ đại uý đến tiểu đội trưởng, thu 177 súng, 4 tấn đạn các loại, 2 chiếc ôtô, 3
máy phát điện… Số ngụy quyền bị ta truy bắt, ra trình diện 343 tên, từ liên
gia, cộng tác viên, mật báo viên đến hội đồng tỉnh, trung ương sắc tộc... Ngày
17-3-1975 mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng, oanh liệt của đảng bộ và nhân dân
huyện Sơn Hà.
Huyện Sơn Hà hoàn toàn
giải phóng là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển chiến lược cơ bản,
hình thành thế trận mới trên chiến trường Quảng Ngãi, tạo điều kiện cho quân và
dân ta ở các huyện đồng bằng đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy giải phóng
toàn tỉnh ngày 24-3-1975.
II. GỢI Ý PHẦN THI TỰ LUẬN
Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về một nhân vật, phong trào, sự
kiện lịch sử hay những thành tựu có tính đột phá của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng
Ngãi (hoặc của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), cho thấy sự lãnh đạo linh
hoạt, sáng tạo của Đảng bộ huyện Sơn Hà (hoặc của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ
An) trong giai đoạn 1930 - 2024; đồng thời, hãy đề xuất và phân tích những ý
tưởng, giải pháp để góp phần giữ gìn và phát
huy các giá trị truyền thống lịch sử và văn hóa, mối quan hệ keo sơn, gắn bó
giữa huyện Sơn Hà - Tương Dương trong thời gian tới?
- Bài viết nêu được bố cục gồm ba phần
mở bài, thân bài, kết luận.
* Giới thiệu khái quát về 2 huyện (Sơn Hà –
Tương Dương).
+ Vị trí địa lý
+ Văn hóa - Xã hội
+ Con người Sơn Hà, Tương Dương
+ Mối quan hệ Sơn Hà - Tương Dương từ
năm 1960 đến nay.
* Nêu cảm nhận của anh (chị) về một nhân vật, phong trào, sự kiện
lịch sử hay những thành tựu có tính đột phá của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
(hoặc của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt,
sáng tạo của Đảng bộ huyện Sơn Hà (hoặc của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An)
trong giai đoạn 1930 - 2024.
Nhân vật, phong trào, sự kiện
lịch sử hay những thành tựu có tính đột phá của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
(hoặc của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) phải đồng thời bảo đảm đầy đủ 3 yếu
tố sau:
+ Đó là nhân vật (con người),
sự kiện, phong trào, những đổi thay có tính đột phá đóng vai trò quan trọng,
gắn liền với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ huyện Sơn Hà (hoặc Đảng bộ huyện
Tương Dương) từ năm 1930 đến nay.
+ Nhân vật, sự kiện, phong
trào hay những thành tựu có tính đột phá của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
(hoặc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) phải thật sự tiêu biểu, có tính lan tỏa
rộng rãi, tạo ra bước ngoặt phát triển của huyện Sơn Hà (hoặc huyện Tương Dương)
trong các thời kỳ cách mạng từ năm 1930 đến nay.
+ Nhân vật, sự kiện, phong
trào... phải chứng tỏ sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ huyện Sơn Hà,
tỉnh Quảng Ngãi (hoặc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) từ năm 1930 đến nay.
* Hãy đề xuất và phân tích những ý tưởng, giải pháp để góp phần giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống
lịch sử và văn hóa, mối quan hệ keo sơn, gắn bó giữa huyện Sơn Hà - Tương Dương
trong thời gian tới.
Gợi
ý một số đề xuất và phân tích của cá nhân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị) nhằm góp phần giữ gìn và phát
huy các giá trị truyền thống lịch sử và văn hóa, mối quan hệ keo sơn, gắn bó
giữa huyện Sơn Hà - Tương Dương trong thời gian tới.
* Lưu ý: Ban Tổ chức cuộc thi khuyến
khích các bài dự thi có tính sáng tạo; có hình ảnh mang tính minh họa; có sử
dụng các tư liệu, tài liệu ngoài nguồn đã được công bố nhưng bài dự thi phải
ghi rõ nguồn của tư liệu, tài liệu đã sử dụng.
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG -
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN SƠN HÀ