Dự kiến phương án sắp xếp, tên gọi, nơi đặt trụ các xã mới của Tương Dương

Dự kiến toàn huyện Tương Dương sẽ sắp xếp 17 đơn vị hành chính cấp xã thành 9 đơn vị hành chính cấp xã mới

1. Thành lập xã Tương Dương I trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Quang và xã Tam Đình để thành lập đơn vị hành chính xã mới.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: xã Tam Quang (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi, biên giới

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; xã Tam Quang và xã Tam Đình là 02 đơn vị liền kề; sắp xếp 02 đơn vị với nhau góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển tại địa bàn; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị; mặt khác 02 đơn vị hành chính này có điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa có sự tương đồng nên phù hợp cho việc sắp xếp.

+ Xã Tam Quang và xã Tam Đình được chia tách ra theo Quyết định số 143-NVNgày 17 tháng 4 năm 1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

+ Điểm dân cư xa nhất từ Bản Đình Hương, xã Tam Đình, đến TT xã mới: 23,0 km.

2. Thành lập xã Tương Dương II trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tam Thái và  xã Tam Hợp (xã biên giới)

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: xã Tam Hợp (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi đặc biệt khó khăn, biên giới.

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; xã Tam Thái và xã Tam Hợp là 02 đơn vị liền kề; sắp xếp 02 đơn vị với nhau góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển tại địa bàn; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị; mặt khác 02 đơn vị hành chính này có điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa có sự tương đồng nên phù hợp cho việc sắp xếp.

+ Xã Tam Thái và Tam Hợp được tách ra theo Quyết định số 139-HĐBT  Ngày 13 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng;

+ Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: xã Tam Hợp (trước khi sáp nhập), để đảm bảo an ninh chính trị vùng biên giới; trụ sở xã Tam Hợp mới được xây dựng, trụ sở xã Tam Thái thường xuyên bị ngập khi trời mưa; nhưng dự kiến trung tâm hành chính công của xã mới sẽ đặt tại xã Tam Thái để thuận tiện cho người dân thực hiện các TTHC.

+ Điểm dân cư xa nhất từ Bản Cây Me, xã Tam Thái, đến TT xã mới: 21 km. Giao thông chính có QL 7.

3. Thành lập xã Tương Dương III trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Thạch Giám, xã Xá Lượng và xã Lưu Kiền

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Trụ sở UBND huyện Tương Dương (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; thị trấn Thạch Giám dưới 200% về diện tích tự nhiên, xã Xá Lương và xã Lưu Kiền là 03 đơn vị liền kề; sắp xếp 03 đơn vị với nhau góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển tại địa bàn; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị; mặt khác 03 đơn vị hành chính này có điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa , có nền kinh tế - xã hội có sự tương đồng, cùng trục phát triển kinh tế, có dư địa phát triển sau sáp nhập, nên phù hợp cho việc sắp xếp.

+ Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Trụ sở UBND huyện Tương Dương (trước khi sáp nhập): tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện tại.

+ Điểm dân cư xa nhất từ Bản Lưu Phong, xã Lưu Kiền, đến TT xã mới: 27,0 km.

4. Giữ nguyên xã Lượng Minh có diện tích tự nhiên: 227,97 km2 (đạt tỷ lệ 455,93% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số: 5.322 người (đạt tỷ lệ 532,2%)

- Dân số đồng bào dân tộc thiểu số 5.265 người, đạt tỷ lệ 98,93% nên dân số theo quy định 1.000 người.

- Đổi tên gọi: Xã Tương Dương IV.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: UBND xã Lượng Minh.

- Khu vực: miền núi đặc biệt khó khăn

- Xã Lượng Minh được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1965, theo Quyết định số 143-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

- Đây là xã biệt lập, khó khăn, hiện tại xã có 10 bản nhưng có 02 bản (Cà Moong, Xốp Cháo chủ yếu là dân tộc Khơ Mú, giao thông đi lại bằng thuyền trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, đến bến thượng lưu bản Vẽ (mất khoàng 45 phút) sau đó di chuyển bằng đường bộ để đến trung tâm xã.

- Điểm dân cư xa nhất từ Bản Cà Moong, đến TT xã mới: 27,0 km(14 km đường bộ và 13 km đường thủy).

5. Thành lập xã Tương Dương V trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Yên Na và xã Yên Tĩnh

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: UBND xã Yên Na (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi đặc biệt khó khăn

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; xã Yên Na và xã Yên Tĩnh là 02 đơn vị liền kề; sắp xếp 02 đơn vị với nhau góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển tại địa bàn; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị; mặt khác 02 đơn vị hành chính này có điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa có sự tương đồng nên phù hợp cho việc sắp xếp.

+ Xã Yên Na và xã Yên Tĩnh được chia tách ra từ xã Yên Na theo Quyết định số 125-NV ngày 5 tháng 7 năm 1963 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

+ Điểm dân cư xa nhất từ Bản Na Cáng, xã Yên Tĩnh, đến TT xã mới: 29,0 km.

6. Thành lập xã Tương Dương VI trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Yên Thắng và xã Yên Hòa

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: trụ sở UBND xã Yên Hòa (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi đặc biệt khó khăn.

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; xã Yên Thắng dưới 200% về diện tích tự nhiên và xã Yên Hòa là 02 đơn vị liền kề; sắp xếp 02 đơn vị với nhau góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển tại địa bàn; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị; mặt khác 02 đơn vị hành chính này có điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa có sự tương đồng nên phù hợp cho việc sắp xếp.

+ Xã Yên Hòa và xã Yên Thắng được tách ra theo Quyết định số 143-NVN ngày 17 tháng 4 năm 1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

+ Điểm dân cư xa nhất từ Bản Tạt, xã Yên Thắng, đến TT xã mới: 17,0 km.

7. Thành lập xã Tương Dương VII trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Nga My và xã Xiêng My

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: UBND xã Nga My (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi đặc biệt khó khăn

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; xã Nga My và xã Xiêng My là 02 đơn vị liền kề; sắp xếp 02 đơn vị với nhau góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển tại địa bàn; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị; mặt khác 02 đơn vị hành chính này có điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa có sự tương đồng nên phù hợp cho việc sắp xếp

+ Xã Xiêng My tách từ một phần xã Nga My năm 2007, theo Nghị quyết số 52/2007/NQ-CP, ngày 02/4/2007.

+ Điểm dân cư xa nhất từ Bản Na Ngân, xã Nga My, đến TT xã mới: 22,0 km.

8. Giữ nguyên xã Hữu Khuông có diện tích tự nhiên: 263,79 km2 (đạt tỷ lệ 527,59% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số: 2.939 người (đạt tỷ lệ 293,9%).

- Dân số đồng bào dân tộc thiểu số: 2.910 người, đạt tỷ lệ 99,01% đồng bào dân tộc thiểu số vì vậy dân số theo quy định: 1.000 người.

- Đổi tên gọi: Xã Tương Dương VIII.

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: xã Hữu Khuông (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi.

- Đây là xã biệt lập, khó khăn, ốc đảo (lòng hồ thủy điện Bản Vẽ), 2 bản đến trung tâm xã bằng đường thủy, giao thông đi lại khó khăn, không kết nối với các khu vực khác.

- Xã Hữu Khuông nay được chia tách từ xã Hữu Khuông (cũ) theo Quyết định số 143-NV ngày 17/4/1965 của Bộ Nội vụ (Hữu Khuông (cũ) chia tách thành xã Hữu Khuông và xã Hữu Dương).

- Điểm dân cư xa nhất từ Bản Huồi Cọ đến TT xã mới: 14,0 km. Giao thông chính có 1 tuyến đường bộ(đang hoàn thiện).

9. Thành lập xã Tương Dương IX trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Mai Sơn và xã Nhôn Mai

- Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: xã Nhôn Mai (trước khi sáp nhập).

- Khu vực: miền núi, biên giới

- Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC

+ Theo quy định tại Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH ngày 14/4/2025 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025; xã Mai Sơn dưới 200% về diện tích tự nhiên và xã Nhôn Mai là 02 đơn vị liền kề; sắp xếp 02 đơn vị với nhau góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển tại địa bàn; tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu lực, hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị; mặt khác 02 đơn vị hành chính này có điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa có sự tương đồng nên phù hợp cho việc sắp xếp.

+ Xã Mai Sơn và Nhôn Mai được tách ra theo Quyết định số 139-HĐBT  Ngày 13 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng;

+ Điểm dân cư xa nhất từ Bản Piêng Coọc, xã Mai Sơn đến TT xã mới: 25,0 km.

Trên đây là dự kiến phương án sắp xếp, tên gọi, nơi đặt trụ các xã mới của Tương Dương

Đình Tuân

 
12345678910...
image
Tin tức
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement