Ơ Đu là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam, hiện đang sinh sống tại huyện Tương Dương. Bên cạnh một số phong tục truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một thì truyền thống dệt, nhuộm vải và may trang phục đặc trưng vẫn đang được gìn giữ. Đặc biệt, ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ Đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo.
Trước đây, người Ơ Ðu sinh sống dọc
đôi bờ sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, rải rác ở các bản Kim Hòa, Kim Tiến (xã Kim Đa),
bản Tả Xiêng (xã Kim Tiến), bản Xiêng Hương (xã Xá Lượng) thuộc huyện Tương
Dương (Nghệ An).
Khi nước đã ra màu (màu càng đặc
càng tốt) thì cho vải vào để nhuộm.
Đến năm 2006, thực hiện chủ
trương di dời dân phục vụ Dự án Thủy điện Bản Vẽ, người Ơ Ðu có cuộc di cư lịch
sử, nhường quê cũ cho dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện để về sinh sống tập
trung ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương.
Khi về nơi ở mới, người Ơ Đu ở bản
Văng Môn đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc
mình. Bên cạnh một số phong tục truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một
thì truyền thống dệt, nhuộm vải và may trang phục đặc trưng vẫn đang được gìn
giữ. Đáng chú ý ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ Đu vẫn làm theo phương thức thủ
công độc đáo.
Tấm vải sau khi đã nhuộm.
Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ Đu
Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản
Văng Môn, xã Nga My là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục
dân tộc Ơ Đu cho biết, để có một nồi nước nhuộm, trước đó chị phải vào rừng sâu
để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi và cho vào một ít vôi bột.
Cứ thế đun khi nào nước ra màu
thì cho vải vào để nhuộm. Khi nước đã ra màu, màu càng đặc càng tốt thì cho vải
vào để nhuộm. Khi nhuộm, vừa cho vải vào vừa khuấy đều, tiếp đến sẽ nhắc nồi xuống
và ngâm tầm 2-3 giờ đồng hồ để cho vải bám màu. Sau khi kiểm tra thấy màu vải
đã ưng ý sẽ đưa ra phơi nắng. Vì nhuộm theo phương thức thủ công, màu nhuộm chỉ
bằng lá cây và vôi bột nên màu sắc trên vải cũng rất mộc mạc.
Trang phục của nam, nữ người Ơ
đu.
Cũng như các dân tộc khác, người
Ơ Đu nhuộm vải chủ yếu để may trang phục, ít khi sử dụng vải nhuộm này trong
các hoạt động khác.
“Ngay từ nhỏ, tôi đã được mẹ hướng
dẫn cách nhuộm vải. Đến năm 17, 18 tuổi, các cô gái như tôi hồi đó phải làm thuần
thục các công đoạn nhuộm vải thì mới được công nhận là một người trưởng thành.
Phơi khô nắng để vải bám màu.
Tấm vải sau khi đã nhuộn
Cô gái nào cũng phải biết nhuộm vải
để làm quần áo cho mình mặc hằng ngày và làm nên những bộ quần áo đẹp mặc vào
ngày lễ, tết, cưới hỏi… Màu sắc của tấm vải sau khi nhuộm chính là thước đo tay
nghề của người phụ nữ”, chị Lo Thị Nga cho biết thêm.
Với cách thức hoàn toàn thủ công
này, người Ơ Đu đã nhuộm ra những tấm vải có màu đỏ nhạt dùng để may trang phục
nam giới, màu đen dùng để may trang phục phụ nữ. Đặc biệt, gần như không mất
màu trong quá trình sử dụng mà giữ nguyên màu cho tới khi rách.
Để có một nồi nước nhuộm, người
dân phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi và cho
vào một ít vôi bột.
Chứng kiến các bước để tạo ra những
tấm vải như thế này mới thấy được sự tỉ mỉ, khéo léo và sáng tạo của những người
phụ nữ nơi đây.
Ngày nay, mặc dù trên thị trường
có nhiều thuốc nhuộm bán sẵn, thế nhưng đồng bào dân tộc Ơ Đu vẫn dùng phương
thức truyền thống để nhuộm vải, vừa sử dụng an toàn, vừa giữ được nét đẹp văn
hóa riêng biệt.
Được biết, đồng bào Ơ Đu nhuộm vải
không phải để bán buôn mà chủ yếu để may trang phục truyền thống của dân tộc.
Hiện nay, số người còn biết phương thức nhuộm vải không nhiều.
Phơi khô để vải bám màu
Để gìn giữ nét đẹp văn hóa của
dân tộc mình, thế hệ những người già nơi đây vẫn thường xuyên truyền dạy cho
con cháu và khơi gợi niềm tự hào về nghề thủ công truyền thống độc đáo của người
Ơ Đu, để mỗi người có trách nhiệm lưu truyền và phát huy.
Vừa cho vải vào vừa khuấy đều, tiếp
đến sẽ nhắc nồi xuống và ngâm tầm 2-3 giờ đồng hồ để cho vải bám màu.
Theo sự phát triển của xã hội,
cũng như các đồng bào dân tộc khác, đồng bào dân tộc Ơ Đu cũng thay đổi thói
quen mặc trang phục truyền thống, mà thay vào đó là những bộ trang phục phổ
thông, được bày bán tiện lợi ở nhiều cửa hàng.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ
được sự quan tâm của các cấp, các ngành, việc phục dựng lại những nét văn hóa của
dân tộc Ơ Đu, trong đó có trang phục đã giúp người dân có ý thức hơn trong việc
bảo tồn những nét văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Đình Tuân